Bêu tên học sinh trước trường: Hành vi phản giáo dục, thiếu văn hóa

Theo luật sư, vụ một phụ huynh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) vác dao vào trường đe dọa giáo viên, nguyên nhân xuất phát từ hành vi phản giáo dục, thiếu văn hóa ứng xử, của thầy Hiệu trưởng.

Mấy ngày qua, vụ việc một phụ huynh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc về việc 2 con của mình học tại trường Tiểu học Sơn Lâm bị nhắc nhở trước cờ nên đã vác dao xông vào trường tiểu học đe dọa nhiều giáo viên, bắt Hiệu trưởng phải quỳ gối xin lỗi khiến nhiều người bất bình.

Lý do xuất phát từ việc nhà trường thu Bảo hiểm Y tế bắt buộc chưa đạt chỉ tiêu nên đã phát loa ở trường nêu tên các học sinh chưa nộp tiền.

6059e4ba267e0 (1)ok1

Luật sư Diệp Năng Bình-Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

Về vụ việc trên, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Đối với hành vi làm nhục người khác người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông…

Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

Phạm tội 2 lần trở lên

Đối với 2 người trở lên

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Đối với người đang thi hành công vụ

Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình

Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76

Làm nạn nhân tự sát

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

doc-kiem-diem-6241
Một học sinh từng bị bêu tên, phải đọc bản kiểm điểm trước toàn trường do “xúc phạm” một nhóm nhạc gây bức xúc lớn trong dư luận trước đây. Ảnh cắt từ clip

Tuy nhiên, theo Luật sư Diệp Năng Bình, nguyên nhân là sáng thứ 2 đầu tuần, thầy Hiệu trưởng đưa một số học sinh lên “bêu gương” trong buổi chào cờ vì gia đình các em này chưa cho tiền để nộp tiền bảo hiểm y tế cho nhà trường? Đây là hành vi không chỉ phản giáo dục, thiếu văn hóa ứng xử, tính nhân văn mà còn là hành vi “không được phép” thực hiện đối với trẻ nhỏ.

Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, trước hết, đối với người thầy cô thực sự là một giáo viên có “đủ tầm” (quý học trò như con) thì phải trực tiếp (cũng có thể gián tiếp) tìm hiểu xem vì sao các con chưa nộp tiền BHYT?  Nếu gia đình các con có điều kiện kinh tế mà chưa chịu nộp thì có biện pháp nhắc nhở.   

Nhưng nêu, gia đình họ đang khó khăn thì sao? Việc bêu riếu trẻ nhỏ trước đám đông thử hỏi các con sẽ hình thành điều gì trong tâm lý? Do đó, thầy Hiệu trưởng cũng nên nhìn nhận cái sai của mình để rút đơn là phù hợp cả tình lẫn lý.

Bởi theo Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, có nghĩa là trong trường hợp người bị hại rút đơn mà hành vi của người bố đang được xác định vào khoản 1 Điều 155 thì vụ án sẽ được đình chỉ giải quyết.

[bvlq_danh_muc]
Hotline: 0938 488 898
Kết nối Whatsapp SMS: 0938 488 898 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938 488 898