Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động cá nhân là gì ?

Cũng như các quan hệ pháp luật khác, để tham gia quan hệ pháp luật lao động cá nhân các bên phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Cảc điều kiện chủ thể do pháp luật quy định nhằm đảm bảo giá trị pháp lí của quan hệ vừa là khả năng để các chủ thể tự bảo vệ mình, chịu trách nhiệm khi vi phạm.

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động cá nhân là người lao động và người sử dụng lao động nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể trở thành người lao động và không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền sử dụng lao động. Để trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân, người lao động và người sử dụng lao động phải có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Đe xác định năng lực chủ thể phải xem xét hai yếu tố quan trọng là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

1. Người lao động

Tự do việc làm là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật lao động đã được hiến định và gắn liền với quyền con người (Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghê nghiệp và nơi làm việc”. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc công dân đương nhiên có việc làm mà cần phải thoả mãn các yêu cầu của pháp luật. Tập hợp các quy định của pháp luật để công dân tham gia quan hệ pháp luật lao động cá nhân là điều kiện chủ thể để công dân tham gia quan hệ với tư cách chủ thể là người lao động trong quan hệ.

Người lao động trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân trước hết phải là cá nhân vì chỉ cá nhân mới có thể ưở thành người bán sức lao động trong quan hệ mua bán hàng hoá sức lao động. Mục đích của việc tham gia quan hệ lao động của người lao động là để bán sức lao động, kiếm tiền nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Vì vậy, người lao động phải là người có sức lao động và có quyền định đoạt nó với tư cách là một hàng hoá.

Cá nhân tham gia quan hệ lao động cá nhân với tư cách là người lao động có thể là người Việt Nam và không có quốc tịch Việt Nam (bao gồm người có quốc tịch của một nước khác hoặc người không mang quốc tịch nào ở thời điểm làm việc).

Người lao động tham gia quan hệ lao động cá nhân phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Trong luật lao động, năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho công dân có quyền lao động, được hưởng quyền và có thể tự mình thực hiện nghĩa vụ của người lao động. Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động cá nhân, tự hoàn thành mọi nghĩa vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ quan hệ đó.

Người tham gia quan hệ pháp luật lao động cá nhân với tư cách là người lao động có thể có năng lực chủ thể đầy đủ hoặc năng lực chủ thể hạn chế trong những trường hợp đặc biệt.

Người lao động có năng lực chủ thể đầy đủ phẳi đảm bảo những điều kiện về thể lực, trí lực, có khả năng lao động. Trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân, năng lực chủ thể của người lao động phát sinh cùng một lúc khi công dân đạt đến một độ tuổi nhất định. Khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận… Độ tuổi tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi… ”.

Ngoài quy định chung nói trên, pháp luật lao động còn có những quy định riêng về điều kiện chủ thể của người lao động, cụ thể là những trường hợp sau đây:

– Người lao động là người chưa đủ 15 tuổi tham gia quan hệ lao động

 

Người lao động chưa đủ 15 tuổi thuộc nhóm lao động chưa thành niên, chưa có sự phát triển đầy đủ cả về thể lực và nhận thức. Vì vậy, đây là nhóm lao động không được khuyến khích sử dụng. Sự hạn chế về độ tuổi đã khiến cho người lao động bị hạn chế về khả năng lao động, khả năng nhận thức vì vậy cần phải tuân thủ thêm một số quy định của pháp luật lao động. Cụ thể là, khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật, lập sổ theo dõi riêng, khám sức khỏe định kì (theo: Điều 144 BLLĐ năm 2019) hoặc không được sử dụng lao động chưa thành niên (bao gồm cả lao động chưa đủ 15 tuổi) làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ (theo: Điều 147 BLLĐ năm 2019).

– Người lao động là người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo: Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010). Một người sinh ra có thể có một cơ thể hoàn thiện và ngược lại cũng có thể có những khiếm khuyết về hình thức (các dị tật, dị hình bẩm sinh) hoặc trong quá trình làm việc, sinh hoạt, học tập, có thể vì những lí do khác nhau mà một người nào đó bị chấn thương, bệnh nghề nghiệp. Trong số những người khuyết tật, có nhiều người vẫn có khả năng lao động và lấy đó làm phương cách kiếm sống chủ yếu của bản thân. Ngoài ra, người khuyết tật có đầy đủ các quyền con người như những người bình thường khác (Xem thêm; Công uớc của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006; Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010). Vì thế, ngoài việc khuyến khích, động viên họ tham gia lao động, nhà nước và xã hội cần đảm bảo các điều kiện cần thiết để họ tham gia đầy đủ vào mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội nói chung và tham gia quan hệ lao động nói riêng. Do vậy, khi sử dụng những lao động này cũng phải chú ý quy định riêng của pháp luật lao động dành cho người khuyết tật để giúp họ vượt qua những rào cản, tiêp cận được các điêu kiện, môi trường làm việc như những người bình thường khác (theo: Điều 159, 160 BLLĐ năm 2019).

– Người lao động là người cao tuổi: Lao động cao tuổi là những người đã hết tuổi lao động theo luật định nhưng do nhu cầu của bản thân họ cũng như người sử dụng lao động nên vẫn tiếp tục tham gia quan hệ lao động.

Lao động là người cao tuổi là những người lao động do tuổi cao nên súc khoẻ bị hạn chế hơn so với lao động thông thường. Vì vậy, trong quá trình sử dụng lao động cao tuổi cũng có những điểm đáng lưu ý như không được sử dụng họ làm công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ban đêm…Theo Khoản 1 Điều 148 BLLĐ năm 2019.

– Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ một số trường hợp)… Theo Điều 151 BLLĐ năm 2019.

– Người lao động bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực lao động (hạn chế về năng lực pháp luật) do họ bị cấm làm một số công việc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Fí dụ: lái xe bị cấm hành nghề lái xe vĩnh viễn do gây tai nạn chết người nghiêm trọng…).

Như vậy, điều kiện chung để các cá nhân được tham gia quan hệ pháp luật lao động là phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Tuy nhiên, năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động xuất hiện trên cơ sở qui định của pháp luật và điều kiện tồn tại các qui định đó. Vì vậy, nó luôn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng mối quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà trên cơ sở đó mối quan hệ xuất hiện.

2. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động cá nhân, là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và có nhu cầu sử dụng sức lao động. Vì là chủ sở hữu đối với vật chất, tài sản nên người sử dụng lao động không nhất thiết phải là một cá nhân. Theo quy định của BLLĐ tại Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019 thì: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhăn có thuê mướn, sử dụng lao động người lao động làm việc cho mình theo thoả thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vỉ dân sự đầy đủ ”. Trong thực tiễn có nhiều chủ thể là người sử dụng lao động và vì thế cũng có những điều kiện chủ thể khác nhau phù hợp với từng nhóm chủ thể này, cụ thể là:

– Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

– Cơ quan nhà nước (gồm cả các cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), đơn vị hành chính-sự nghiệp;

– Cơ quan dân cử;

– Tổ chóc chính trị, chính trị-xã hội (bao gồm tất cả các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội mang tính quần chúng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp);

– Hợp tác xã (nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, diêm nghiệp…);

– Cá nhân và hộ gia đình;

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài và quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong số các đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp là người sử dụng lao động quan trọng nhất bởi đây là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động trong xã hội. Các quan hệ lao động được thiết lập trong doanh nghiệp chủ yếu trên cơ sở hợp đồng lao động giữa một bên là người đại diện cho doanh nghiệp với một bên là người lao động. Do đó, khi xem xét năng lực chủ thể của người sử dụng lao động là doanh nghiệp, ngoài việc xác định tư cách pháp nhân, đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý thêm điều kiện chủ thể của người đại diện cho doanh nghiệp trong vai trò người sử dụng lao động.

Để có thể tham ,gia quan hệ pháp luật lao động cá nhân một cách hợp pháp, người sử dụng lao động cũng phải có năng lực chủ thể đầy đủ. Số lượng chủ thể tham gia quan hệ với tư cách là người sử dụng lao động rất đa dạng về quy mô, tính chất, chức năng, sở hữu… Do đó, từng nhóm đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động có các điều kiện luật định khác nhau.

– Đối với người sử dụng lao động là cá nhân: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động nếu là cá nhân phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đù (theo Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019). Ngoài ra, người sử dụng lao động là cá nhân còn phải có thêm những điều kiện thực tế khác để đảm bảo thực hiện quan hệ lao động như: có khả năng trả lương cho người lao động, khả năng đảm bảo các điều kiện làm việc…

– Người sử dựng lao động là tổ chức hoặc doanh nghiệp: Khác với cá nhân sử dụng lao động, năng lực pháp luật của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp sử dụng lao động không dựa trên độ tuổi. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, tư cách pháp lí của nó dựa trên những yếu tố khác theo pháp luật.

Trừ doanh nghiệp tư nhân (theo Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập và không có tư cách pháp nhân), các tổ chức và doanh nghiệp khi tham gia quan hệ pháp luật về sử dụng lao động, để trở thành người sử dụng lao động có năng lực pháp luật, đòi hỏi phải có tư cách pháp nhân. Những điều kiện để được công nhận là pháp nhân bao gồm (Khoản 1 Điêu 74 BLDS năm 2015):

– Được thành lập theo quy định của BLDS năm 2015, luật khác có liên quan;

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS năm 2015;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động phải trực tiếp kí hợp đồng lao động, không được phép uỷ quyền bằng văn bản cho người khác. Những trường hợp khác, người có đủ thẩm quyền đại diện cho người sử dụng lao động là pháp nhân kí các hợp đồng lao động để xác lập các quan hệ pháp luật về sử dụng lao động sẽ bao gồm:

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Ví dụ:giám đốc công ti trách nhiệm hữu hạn, thủ trưởng cơ quan nhà nước kí hợp đồng lao động với người không phải là công chức trong biên • chế của cơ quan đó…);

– Người đại diện theo điều lệ của doanh nghiệp;

– Người được người có đủ thẩm quyền kí hợp đồng lao động trong pháp nhân đó uỷ quyền lại bằng văn bản.

Đây là những vấn đề có liên quan đến tư cách chủ thể của người sử dụng lao động khi tham gia quan hệ pháp luật lao động cá nhân cần được lưu ý để xác định tính hợp pháp về mặt chủ thể của các hợp đồng lao động bởi hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lí quan trọng xác lập quan hệ pháp luật lao động cá nhân.

[bvlq_danh_muc]