GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên không phải bất kì giao dịch dân sự nào cũng hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.

Vậy giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Điều 122 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác”.

Có thể hiểu giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể là 3 điều kiện bắt buộc về chủ thể, nội dung và mục đích của giao dịch. Tuy nhiên điều kiện về hình thức của giao dịch là điều kiện bắt buộc có hiệu lực của giao dịch, nếu pháp luật có quy định. Trừ trường hợp có quy định khác trong Bộ luật này thì giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện có hiệu lực trên thì được coi là vô hiệu. Cụ thể:

Điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự:

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập.

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dịch dân sự.

Chủ thể là pháp nhân tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện của mình. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Điều kiện về mục đích và nội dung giao dịch dân sự:

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ giao dịch, các chủ thể có quyền “tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận” nhằm đáp ứng lợi ích mà các bên mong muốn đạt được nhưng không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với quy tắc ứng xử thông thường của nhân dân.

Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự

Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí nên chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện trong việc thể hiện và bày tỏ ý chí của mình. Các chủ thể trước khi tham gia giao dịch dân sự có quyền tự do quyết định tham gia hay không, không bị chi phối hoặc ép buộc, cấm đoán, đe doạ.

Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự:

Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hình thức phù hợp để xác lập giao dịch. Tuy nhiên, một số trường hợp pháp luật quy định hình thức bắt buộc thì các bên phải tuân theo, nếu vi phạm giao dịch sẽ không có hiệu lực.

Hy vọng những sẻ này hữu ích với bạn. Nếu như bạn có vấn đề pháp lý còn băn khoăn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

[bvlq_danh_muc]
Hotline: 0938 488 898
Kết nối Whatsapp SMS: 0938 488 898 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938 488 898