Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống ván bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật…
1. Khái quát chung
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống ván bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành
Luật Đất đai 87, rồi đến Luật Đất đai 93 và đến nay là Luật Đất đai 2013. Có thể chia nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai từ năm 1945 đến nay thành 4 giai đoạn như sau :
– Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987: Chưa có Luật đất đai;
– Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993: Thực hiện theo Luật Đất đai 87; Giai đoạn từ năm 93 đến năm 203: Thực hiện theo Luật Đất đai 93; Luật Đất đai 203, Luật đất đai 2013
2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta giai đoạn chưa có Luật đất đai
Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945- 1975). Trong đó: từ năm 1945-1954, nước ta thực hiện Cách mạng dân tộc dân chủ; từ năm 1954-1975 nước ta thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Đặc trưng cơ bản của chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: khai hoang, vỡ hoá, tận dụng diện tích đất đai để sản xuất nông nghiệp; tịch thu ruộng đất của thực dân, việt gian, địa chủ phong kiến chia cho dân nghèo; chia ruộng đất vắng chủ cho nông dân.
Đồng thời, giai đoạn này còn gồm cả thời kỳ đầu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi thống nhất đất nước cho đến khi bắt đầu đổi mới (1976- 1987), cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo nền kinh tế kế hoạch.
Vì vậy, mỗi thời kỳ đều có chính sách quản lý đất đai khác nhau, phù hợp với tình hình lịch sử của đất nước.
Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời, để giảm bớt khó khăn cho nông dân, Nhà nước và các Bộ đã ban hành một loạt các văn bản quy định giảm thuế đất, quy định về sử dụng đất, điển hình là các văn bản sau:
Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Tài chính ban hành Nghị định “Miễn giảm thuế điền”, theo đó giảm 20% thuế ruộng đất và miễn thuế hoàn toàn cho những vùng bị lụt.
– Cũng ngày 26 tháng 10 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông tư về “Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp”.
Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Nghị định về “Kê khai và cho mượn đất giồng màu”.
Ngày 21 tháng 11 năm 1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Thông tư số 577- BKT về “Phương pháp cấp tốc khuếch trương mọi việc giồng màu”.
Ngày 30 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 15 bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê”.
Trong Cách mạng Tháng Tám, nước ta chủ trương tạm gác khẩu hiệu về ruộng đất. Vì vậy, quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ vẫn chưa bị đụng chạm đến. Tháng 1 năm 1948. Hội nghị Trung ương Đảng đã xây dựng một cách hệ thống chính sách ruộng đất của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ kháng chiến là: triệt để thực hiện việc giảm 25% địa tô, bài trừ những thứ địa tô phụ thuộc (như tiền trình gặt, tiền đầu trâu…); bỏ chế độ quá điền; đưa ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc tạm cấp cho dân nghèo; chia lại công điền cho hợp lý; đem ruộng đất, đồn điền của địch cấp cho dân công nghèo, chấn chỉnh các đồn điền do Chính phủ quản lý.
– Ngày 14 tháng 7 năm 1949, lần đầu tiên pháp luật nước ta đánh vào quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ bằng Sắc lệnh số 78/SL của Hồ Chủ tịch ấn định việc giảm địa tô, theo đó quy định giảm 25% địa tô.
Ngày 21 tháng 8 năm 1949, liên bộ Nội vụ – Tư pháp – Canh nông – Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 33- NV/1 “Quy định việc sử dụng ruộng đất của người Pháp”.
Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Hồ Chủ tịch ban hành Sắc lệnh số 88/SL quy định thể lệ lĩnh canh ruộng đất; theo đó, đảm bảo quyền được lĩnh canh của tá điền với thời hạn ít nhất là 3 năm, cấm địa chủ vô cớ đòi lại ruộng đất trong thời hạn lĩnh canh.
– Cũng ngày 22 tháng 5 năm 1950, Hồ Chủ tịch còn ban hành Sắc lệnh số 90/SL quy định việc sử dụng các ruộng đất bỏ hoang. Cho đến cuối năm 1951, chính quyền đã tịch thu 258.863 ha đất, tạm cấp cho 500.000 nhân khẩu nông dân; đồng thời chính quyền còn vận động một số địa chủ giàu hiến ruộng đất để chia cho nông dân với gần 1 triệu ha.
– Ngày 5 tháng 3 năm 1952, Hồ Chủ lịch ký Sắc lệnh số 87/SL ban hành Điều lệ tạm thời sử dụng công điền công thổ. Theo Điều lệ này, công điền công thổ được chia cho dân theo 3 nguyên tắc chung: lợi cho tăng gia sản xuất, củng cố đoàn kết nông thôn, dân chủ và công bằng.
– Ngày 9 tháng 10 năm 1952. Bộ Canh nông ban hành Thông tư số 22-CN-RĐ về việc “Tạm cấp ruộng đất của người Pháp và Việt gian”
Thực hiện mục tiêu đánh đổ giai cấp địa chủ, phong kiến, thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, ngày 4 tháng 12 năm 1953. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thông qua Luật Cải cách ruộng đất. Ngày 19/12/1953. Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 179/SL ban hành Luật Cải cách ruộng đất.
Thành quả của cuộc cải cách ruộng đất rất lớn, có thể tóm tắt như sau: Đến tháng 7 năm 1956, công cuộc cải cách ruộng đất cơ bản đã được hoàn thành ở miền Bắc sở hữu ruộng đất của địa chủ, phong kiến bị thủ tiêu, các chứng thư pháp lý cũ về ruộng đất bị huỷ bỏ 72% số khẩu ở nông thôn được chia ruộng đất. Số ruộng đất được chia cho nông dân ở miền Bắc là 810.000 ha. Trong đó, ruộng đất của thực dân Pháp là 30.000 ha, của địa chủ là 380.000 ha, của nhà chung là 24.000 ha, ruộng công và nửa công là 375.700 ha (Chu Văn Thỉnh, 2000). Sau cải cách ruộng đất, trên toàn miền Bắc chế độ sở hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến, thực dân đã được chuyển thành chế độ sở hữu ruộng đất cá thể của nông dân.
Trong 3 năm khôi phục kinh tế sau khi lập lại hoà binh ở miền Bắc (1955-1957). Quốc hội nước ta đã ban hành một hệ thống 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp,trong đó có những chính sách liên quan đến ruộng đất nh: khuyến khích khai hoang, phục hoá; khai hoang miễn thuế 5 năm, phục hoá miễn thuế 3 năm; phần sản phẩm tăng do tăng vụ, tăng năng suất không phải .đóng thuế… Sản lượng lương thực tăng 57% so với năm 1939.
Theo tinh thần của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 16 (tháng 11 năm 1958) ngày 4 tháng 11 năm 1959, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết của Hội nghị thường vụ về việc tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền núi. Từ đó, phong trào “Hợp tác hoá nông nghiệp” đã diễn ra rất nhanh. Năm 1957 mới có 45 hợp tác xã, lúc đầu là hợp tác xã bậc thấp, sau phát triển thành hợp tác xã bậc cao, đến năm 1965 toàn miền Bắc đã có 18.566 hợp tác xã nâng cao. Lúc này, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tập thể hoá nông nghiệp, với 76,7% số hộ trên 70% ruộng đất. Đồng thời, ở miền Bắc cũng hình thành một hệ thống các nông lâm trường quốc doanh. Đến năm 1959 đã có 48 nông trường quốc doanh.
Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959 đã xác định 4 hình thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà t sản dân tộc (Điều 1 I).
Ngày 9 tháng 12 năm 1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 71/CP ấn định công tác quản lý ruộng đất trong bối cảnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành, phần lớn diện tích đất canh tác được tập thể hoá. Điều 2, Nghi định này quy định nội dung công tác quản lý ruộng đất lúc đó gồm:
– Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với các thay đổi về hình thể ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và tình hình cải tạo chất đất;
– Thống kê diện tích, phân loại chất đất;
– Nghiên cứu, xây dựng các luật lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các luật lệ, thể lệ ấy.
Ngày 18 tháng 11 năm 1963, Bộ Nông nghiệp ban hành Quyết định số 168-KT/QĐ về công tác quản lý và sử dụng ruộng đất. Theo đó, để dẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng ruộng đất, Bộ Nông nghiệp quyết định các nội dung sau: điều tra đất, quản lý đất, sử dụng đất, bảo vệ đất và chống xói mòn, cải tạo đất.
Giai đoạn này, công tác quản lý ruộng đất có nhiều buông lỏng làm cho ruộng đất bị bỏ hoang, bị lấn chiếm nhiều. Để khắc phục tình trạng này, ngày 28 tháng 6 năm 1971, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 125-CP về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất. Tiếp theo, ngày 24 tháng 9 năm 1974, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 234-TTG về việc tàng cường quản lý ruộng đất.
Ngay sau khi thống nhất đất nước, ngày 17 tháng 6 năm 1976, Hội đồng Chính phủ lâm thời miền Nam ban hành Quyết định số 31/QĐ-76 về việc quản lý và sử dụng ruộng đất. Tiếp theo, ngày 20 tháng 9 năm 1976, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 235-CT/TW về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vân đề ruộng đất ở miền Nam. Theo đó, quy định giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân phải trên cơ sở nguyên canh là chính.
Ngày 25 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 188-CP về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam. Theo đó. Nhà nước quốc hữu hoá các đồn điền và ruộng đất của các tư sản nước ngoài.
Có thể nói sau khi cơ bản hoàn thành phong trào hợp tác hoá nông nghiệp (1965) đến trước khi thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (1979), do cả nước bận tập trung vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam nên công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, có nhiều văn bản dưới luật quy định tạm thời nhưng chưa đủ mạnh và thực sự sát sao trong khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý và sử dụng đất đai.
Sau khi đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam cũng cải tạo nông nghiệp theo mô hình hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc. Đến năm 1980 toàn miền Nam đã xây dựng được 1518 hợp tác xã (trong đó có 1005 hợp tác xã bậc cao) và 9350 tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1976-1980 của cả nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sản lượng lương thực cả nước bình quân 5 năm chỉ đạt 13,3 triệu tấn/năm, lương thực bình quân đầu người chỉ còn 259.2 kg, năng suất lúa bình quân môi vụ chỉ đạt 20,3 tạ/ha. Hàng năm Nhà nước phải nhập thêm 1 triệu tấn lương thực.
Ngày 1 tháng 7 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 201/CP năm 1980). Có thể nói, đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định khá chi tiết, toàn diện về công tác quản lý ruộng đất trong toàn quốc. Các nội dung cơ bản về công tác quản lý ruộng đất trong Quyết định số 201/CP năm 1980 như sau:
– Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo ruộng đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nước đối với ruộng đất bao gồm 7 nội dung sau: Điều tra, khảo sát và phân bổ các loại đất; .Thống kê, đăng ký đất; 3- Quy hoạch sử dụng đất;Giao đất, thu hồi đất, trng dụng đất;Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất; 6- Giải quyết tranh chấp về đất đai;Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy.
– Toàn bộ ruộng đất được phân thành 4 loại là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng.
– Để thực hiện thống nhất quản lý ruộng đất, tất cả các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đều phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sử dụng vào sổ địa chính của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân xã phải kiểm tra việc khai báo này. Sau khi kê khai và đăng ký, các tổ chức hay cá nhân nào được xác nhận là người quản lý sử dụng hợp pháp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc giao đất được thực hiện theo nguyên tắc chung là phải căn cứ vào quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt; hết sức tránh việc lấy đất nông nghiệp, nhất là đất trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp để dùng vào mục đích không sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, Quyết định số 201/CP năm 1980 còn quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất; quy định việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về sử dụng đất; quy định việc giải quyết các tranh chấp về ruộng đất. ..
Ngày 10 tháng 11 năm 1980, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước. Trong đó có nêu: “Để phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ ba (1981-1985) và kế hoạch dài hạn, đồng thời để nắm chắc diện tích và chất lượng đất, xác định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất, phân loại, phân hạng đất canh tác trong từng đơn vị sử dụng, thực hiện thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước cần tiến hành công tác đo dạc, xây dựng bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký thống kê sử dụng đất trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo từng đơn vị hành chính trong từng cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất Các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng đất có nhiệm vụ chấp hành đúng mọi thủ tục về đăng ký ruộng đất theo quy định của Tổng cục Quản lý ruộng đất” .
Ngày 18 tháng 12 năm 1980. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp 1980. Theo đó, 4 hình thức sở hữu đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của nhà tư sản dân tộc) ở Hiến pháp 1959 được gộp làm một, đó là sở hữu toàn dân (Điều 19) do Nhà nước thống nhất quản lý nên việc quản lý đất đai cần phải thay đổi theo cho phù hợp.
Trước tình hình sản xuất nông nghiệp trong toàn quốc yếu kém, trì trệ ngày 13 tháng 1 năm 1981. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100/CT-TW cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp [44], đã mở ra một khả năng mới cho người sử dụng đất, được quyền rộng rãi hơn, gắn bó hơn và thiết thực hơn đối với ruộng đất.
Giai đoạn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành một loạt các chỉ thị nhằm điều chỉnh các quan hệ ruộng đất của người dân vùng nông thôn như:
Chỉ thị số 29- CT/TW ngày 12 tháng 11 năm 1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh rừng theo phương thức nông – lâm kết hợp.
– Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 18 tháng 1 năm 1984 về việc khuyến khích và hướng dân phát triển kinh tế gia đình. Theo đó, cho phép hô gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà hợp tác xã nông nghiệp: nông trường, lâm trưởng chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất; Nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình, đất phục hoá được miễn thuế trong hạn 5 năm.
Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 29 tháng 1 năm 1985 về việc củng cố và tăng cường quan hê sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền núi. Theo đó, hoàn thành dứt điểm việc giao đất. giao rừng đến người quản lý và sử dụng văn bản pháp quy để hiệu chỉnh quan hệ về ruộng đất với nội dung cơ bản là ngày càng tăng cường công tác quản lý đất đai. Đồng thời cũng đã sơ khai quy định các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 187
Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu kinh tế kế hoạch, đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hạch toán kinh doanh. Trước tình hình đó, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai đầu tiên – Luật Đất đai 1987. Luật này được công bố ban hành bằng Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ngày 08 tháng 01 năm 1998. Luật Đất đai 1987 gồm 57 điều, chia thành 6 chương
Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa phương.
4. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 193
Sau giai đoạn bắt đầu đổi mới (từ 1986-1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 17), “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18). Để phù hợp với giai đoan mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 187, ngày 14 tháng 7 năm 193, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Đất đai 193.
Luật Đất đai 203 đã quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp như sau:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn chiếm, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Đồng thời, Luật Đất đai 203 còn quy định xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai và cán bộ địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính.
Như vậy, trong các vấn đề đổi mới của Luật Đất đai 203 so với Luật Đất đai 193 vấn đề đổi mới về nội dung quản lý nhà nước về đất đai là lớn nhất. Luật đất đai lần này đã sửa đồi, bồ sung các nội dung quản lý nhà nước về đất đai cho đầy đủ và hoàn thiện hơn.
5. Cơ quan chuyên môn quản lý đất đai ở các cấp tỉnh giai đoạn 203 đến nay
Để hoàn thiện bộ máy ngành quản lý đất đai ở các địa phương cho phù hợp với việc
thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường ở trung ương, ngày 2 tháng 4 năm 203, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg để thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tại Điều 1, Quyết định này nêu rõ: Thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở Địa chính (hoặc Sở địa chính – Nhà đất) và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường.
Theo đó, ngày 15 tháng 7 năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/NLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp về quản lý tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là Thông t liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT- BNV) như sau:
* Vị trí và chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực quản lý đất đai theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Và hiện nay là Luật đất đai 2013 đang được triển khai và áp dụng.