Thủ tục cấp giấy phép tài nguyên nước

Nước là tài nguyên không thể thiếu và rất quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Mỗi Nhà nước đều có những chính sách khác nhau đối với tài nguyên nước sao cho hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Ở nước ta, việc thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng được quy định cụ thể, trong đó điều kiện và giấy phép tài nguyên nước. Hôm nay, hãy cùng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật tìm hiểu, phân tích về thủ tục cấp giấy phép tài nguyên nước.

Cơ sở pháp lý:

–     Luật Tài nguyên nước năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018;

–    Nghị định số 02/2023/NĐ-CP năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

–    Thông tư số 01/2022/TT-BTC năm 2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện.

  1. Khái niệm

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.

Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất

Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.

  1. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

– Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;

– Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

– Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;

– Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

– Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cho sinh hoạt, sản xuát kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ và các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp không phải đăng ký, xin phép phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.

  1. Điều kiện cấp phép

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.

Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy;

Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;

Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước hoặc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và UBND cấp tỉnh về việc cấp giấy phép tài nguyên nước. Cụ thể:

Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước trong các trường hợp sau:

– Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

– Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

– Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;

– Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khác có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;

– Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

– Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước trong trường hợp:

– Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

– Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.

  1. Hồ sơ dề nghị cấp giấy phép
    • Hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép;

Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.

  • Hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép;

Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;

Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ

  • Hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép;

Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện);

Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

  1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép

6.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

6.2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc;

Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

6.3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.

  1. Phí, lệ phí cấp giấy phép
STT Tên công việc Mức phí

(đồng/hồ sơ)

1 Thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất  
a Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm 7.600.000
b Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm 10.600.000
c Đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 20.000 m3/ngày đêm đến 30.000 m3/ngày đêm 14.000.000
d Đề án thăm dò có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm 16.400.000
2 Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất  
a Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm 9.400.000
b Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm 12.000.000
c Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 20.000 m3/ngày đêm đến 30.000 m3/ngày đêm 14.400.000
d Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm 17.000.000
3 Thẩm định báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất  
a Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm 8.000.000
b Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm 11.200.000
c Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước từ 20.000 m3/ngày đêm đến 30.000 m3/ngày đêm 15.000.000
d Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất có lưu lượng nước trên 30.000 m3/ngày đêm 18.400.000
4 Thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt  
a Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây đến dưới 10 m3/giây; phát điện với công suất từ 2.000 kW đến dưới 10.000 kw; các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm 12.800.000
b Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 10 m3/giây đến 50 m3/giây; phát điện với công suất từ 10.000 kw đến 20.000 kw; các mục đích khác với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến 200.000 m3 /ngày đêm 18.000.000
c Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho: sản xuất nông nghiệp với lưu lượng trên 50 m3/giây; phát điện với công suất trên 20.000 kw; các mục đích khác với lưu lượng trên 200.000 m3/ngày đêm 23.400.000
d Đề án khai thác nước mặt với công trình quan trọng quốc gia 28.800.000
5 Thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển  
a Đề án khai thác, sử dụng nước có lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm 12.800.000
b Đề án khai thác, sử dụng nước có lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.000.000 m3/ngày đêm 18.000.000
c Đề án khai thác, sử dụng nước có lưu lượng từ 1.000.000 đến 2.000.000 m3/ngày đêm 23.400.000
d Đề án khai thác, sử dụng nước có lưu lượng trên 2.000.000 m3/ngày đêm 28.800.000

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề “Thủ tục cấp giấy phép tài nguyên nước”. Hy vọng rằng những chia sẻ trên là hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào tới nội dung này hay có bất kỳ vấn đề pháp lý nào khó khăn cần được tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0938.48.88.98 hoặc gửi thư về địa chỉ: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn giải quyết kịp thời.

Chúc Quý Khách hàng cùng với gia đình một ngày mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.

 

[bvlq_danh_muc]