Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?

Dù trên bao bì ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc Sản Việt, được sản xuất tại Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) và một sản phẩm ghi được đóng gói tại Cơ sở sản xuất Triệu Văn Mỹ (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên cả 2 đơn vị trên đều khẳng định không liên quan tới các sản phẩm này.

Đâu là nơi đóng gói, sản xuất?

Như Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin về ‘ma trận’ nguồn gốc của sản phẩm ngô nếp Đại Việt (ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt).

Cụ thể bà T.T.H cho biết, ngày 8/11/2022 bà mua hơn 1.000 gói sản phẩm ngô nếp Đại Việt, Ngô nếp Nữ Hoàng, Bắp nếp Đại Việt giá trị hơn 30.000.000 vnđ (hơn ba mươi triệu đồng) để đi làm quà biếu và tiếp khách tại một số cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội.

Trên bao bì gói ngô nếp Đại Việt, Ngô nếp Nữ Hoàng có thể hiện: Sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt đóng gói tại Cơ sở sản xuất Triệu Văn Mỹ (địa chỉ ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Sản phẩm Ngô nếp Nữ Hoàng được ghi là sản xuất tại Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc (địa chỉ số 13 đường Thành Công, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).

Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?
Sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (ghi sản xuất tại Công ty TNHH TM-XNK Hưng Phát Lộc) và là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc Sản Việt. Tuy nhiên Công ty Hưng Phát Lộc khẳng định không liên quan đến sản phẩm trên.

Theo yêu cầu của bà H., đại diện Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt đưa ra hai văn bản bao gồm: Giấy tờ có ghi tên Công ty Ngô Minh Dương tại xã Lộc An – TP Nam Định, tuy nhiên tên công ty này không in trên bao bì của sản phẩm ngô nếp Đại Việt. Thứ hai là giấy tờ về vệ sinh ATTP của cơ sở Triệu Văn Mỹ (xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định).

Ở bài viết trước Thương hiệu & Sản phẩm đã thông tin, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định xác định: Cơ sở kinh doanh thuộc hộ kinh doanh Triệu Văn Mỹ không ký hợp đồng và cũng không nhận gia công, đóng gói sản phẩm ngô nếp tươi sấy Đại Việt, trọng lượng 160gr của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt. Tại cơ sở cũng không cất giữ, lưu trữ bất kỳ sản phẩm, tem nhãn, bao bì nào liên quan đến sản phẩm ngô nếp tươi sấy Đại Việt của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt.

Căn cứ theo thông tin in trên bao bì sản phẩm Bắp nếp Đại Việt của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt, bà H. đã liên hệ trực tiếp qua điện thoại với Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc (địa chỉ số 13 đường Thành Công, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh). Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc khẳng định không sản xuất loại mặt hàng Bắp nếp Đại Việt. Sau đó, bà H. có đề xuất đặt hàng sản phẩm Bắp nếp Đại Việt nhưng Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc không nhận và cũng chưa biết khi nào sẽ sản xuất mặt hàng này.

PV Thương hiệu & Sản phẩm cũng liên hệ với Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc để xác minh và phía đơn vị này khẳng định không hề biết tới sản phẩm có tên Bắp nếp Đại Việt, cũng không liên quan gì tới Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt.

Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt – bài 2: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự
Đại lý Mạnh Mai cung cấp phiếu giao nhận và thanh toán của công ty TNHH Đặc Sản Việt

Ngoài ra, để xác thực thông tin, PV đã tìm đến 2 cửa hàng trên và cả đại diện 2 cửa hàng đều xác nhận giấy tờ, hóa đơn bán lẻ đó là cửa hàng xuất cho khách hàng. Đáng chú ý, Đại lý Mạnh Mai còn cung cấp thêm cho PV phiếu giao hàng và thanh toán của Công ty TNHH Đặc sản Việt (ghi địa chỉ xuất hàng tại số 77 Quang Tiến, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

PV đã liên hệ với Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt (qua số điện thoại trên bao bì) đề nghị được trao đổi để có thông tin khách quan, đa chiều. Người bắt máy cho biết đúng là người bên Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt, nhưng từ chối làm việc.

Một mã vạch được cấp cho 2 đơn vị sản xuất?

Quan sát thực tế trên bao bì, Sản phẩm Ngô nếp Đại Việt (đóng gói tại cơ sở Triệu Văn Mỹ địa chỉ tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) và sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (sản xuất tại Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc) có cùng một ngày sản xuất và dường như cũng cùng một mã vạch của một đơn vị được cấp.

Sản phẩm Ngô nếp tươi Nữ hoàng (đóng gói tại cơ sở Triệu Văn Mỹ địa chỉ tại tỉnh Nam Định) và sản phẩm Bắp nếp Đại Việt (do Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc sản xuất, địa chỉ tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) dường như có cùng mã vạch của một đơn vị được cấp, cùng một số Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là: 0091/2017/NNPTNT-NĐ (thể hiện Chứng nhận do Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cấp); Xác nhận công bố ngày 10/2018/MD.

Đây có phải là các sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt?
Sản phẩm Ngô nếp Đại Việt (ghi đóng gói tại CSSX Triệu Văn Mỹ (Mỹ Thịnh – Mỹ Lộc – Nam Định) và Bắp nếp Đại Việt (ghi sản xuất tại Công ty TNHH TM-XNK Hưng Phát Lộc) và đều được ghi là sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt có cùng ngày sản xuất và mã vạch?

Theo quy định về trình tự đăng ký cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hộ kinh doanh cần thực hiện các bước sau: Hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp như kể trên; Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó giải quyết hồ sơ đăng ký; Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Vậy nếu đúng thì không hiểu sao Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trên bao bì của Ngô nếp tươi Nữ hoàng đóng gói tại Nam Định và Bắp nếp Đại Việt sản xuất tại TP Hồ Chí Minh lại trùng cả số và đơn vị cấp?. Mặc dù bao bì sản phẩm được ghi là nơi sản xuất, đóng gói, thế nhưng cả cơ sở Triệu Văn Mỹ và Công ty TNHH TM – XNK Hưng Phát Lộc đều khẳng định không liên quan tới các sản phẩm này. Đây là những vấn đề mà các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác minh để làm rõ nguồn gốc sản phẩm, qua đó đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ cho thương hiệu Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt (nếu có).

Doanh nghiệp cần chủ động, nâng cao trách nhiệm trong công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Thời gian qua, bên cạnh một số doanh nghiệp tích cực trong công tác chống hàng giả, hàng nhái thì cũng còn không ít những doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cố tình che giấu thông tin về sản phẩm bị làm giả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp thờ ơ với hàng kém chất lượng, người gánh hậu quả cuối cùng vẫn là người tiêu dùng. Ngược lại, khi vấn nạn hàng giả có cơ hội để phát triển, doanh nghiệp sẽ dần mất thị trường và khách hàng, từ đó doanh số bán hàng cũng giảm mạnh.

Vì vậy doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông để phát hiện và cung cấp thông tin về hàng giả cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng cần phổ biến thông tin cảnh báo rộng rãi giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật, hàng giả, hạn chế thiệt hại cho khách hàng và góp phần ngăn chặn hàng hóa giả mạo. Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp tích cực và có quyết tâm trong vấn đề này thì tình trạng hàng giả, hàng nhái sẽ bị hạn chế đáng kể.

Tại Tọa đàm “Chung tay chống hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 2/12/2022. Bà Phan Thị Việt Thu – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cho rằng: “Việc hợp tác chống hàng giả, hàng lậu là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của doanh nghiệp, vì đó cũng nhằm bảo vệ thương hiệu và sự nghiệp kinh doanh của chính mình. Thế nhưng, trên thực tế không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc hàng hoá bị làm giả nên khi được mời đến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối”.

Như vậy, liên quan đến nội dung Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và người tiêu dùng đã thông tin. Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt cũng nên sớm có thông tin chính thức để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như các cơ quan chức năng và người tiêu dùng được biết về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Các cơ quan chức năng cần làm rõ đây có phải là sản xuất, buôn hàng hàng giả theo Bộ luật hình sự

Liên quan đến nội dung trên, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật nhận định: Theo nội dung Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và người tiêu dùng cung cấp thì đã có dấu hiệu của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này xâm phạm nghiêm trọng trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng hóa, chống hàng giả. Đối tượng tác động của tội phạm này là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia không phải là thật (hàng giả).

Công ty TNHH Quốc tế Đặc sản Việt – bài 2: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, “hàng giả” gồm: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Như vậy, hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa… được xem là hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, phụ gia giả là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi phạm tội là xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa bị người phạm tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia xảy ra.

Văn Hoàng – Quang Hiếu

Nguồn:https://thuonghieusanpham.vn/day-co-phai-la-cac-san-pham-cua-cong-ty-tnhh-quoc-te-dac-san-viet-44018.html

[bvlq_danh_muc]
Hotline: 0938 488 898
Kết nối Whatsapp SMS: 0938 488 898 Nhắn tin Facebook Zalo: 0938 488 898