MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Trong tháng vừa qua văn phòng Chủ tịch nước họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 8 luật vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 5, tiêu biểu trong số đó phải kể đến Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đã được quốc hội thông qua ngày 22/06/2023, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024. Vậy mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, cùng điểm lại một số điểm nổi bật của Luật mới này.

  1. Quy định về thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử

Về phạm vi điều chỉnh, Luật GDĐT 2023 chỉ quy định về việc thực hiện giao dich bằng phương tiện điện tử mà không quy định về nội dung điều kiện, hình thức của giao dịch điện tử. Cụ thể, GDĐT là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Hiểu đơn giản, đây là giao dịch được thực hiện thông qua internet, không yêu cầu các bên trong giao dịch phải trực tiếp có mặt để thực hiện như giao dịch truyền thống.

Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật GDĐT 2023.

Trường hợp có luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó.

  1. Sửa đổi khái niệm “chứng thư điện tử” bà bổ sung quy định đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này.

Trước đây Luật GDĐT 2005, quy định chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cáp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Trong khi đó theo quy định mới, chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử.

Quy định mới có phần chặt chẽ và bao quát hơn so với quy định cũ, đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức chứng thư điện tử cũng như để thúc đảy các hoạt động giao dịch điện tử.

Ngoài ra, Luật GDĐT 2023 còn bổ sung thêm quy định về giá trị pháp lý của chứng thư điện tử tại Điều 19. Theo đó, thông tin trong chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

Thứ nhất, chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành

Thứ hai, thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh.

Thứ ba, trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử thì chứng thư điện tử phảo có dấu thời gian.

*Lưu ý rằng: Chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự” được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

  1. Sửa đổi, bổ sung khái niệm “Chữ ký điện tử”

Theo Luật GDĐT 2023, chữ ký điện tử được hiểu là chữ ký được tạp lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.

Cũng theo đó, phạm vi sử dụng chữ ký điện tử được luật hoá chia thành 3 loại, gồm: chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Xét về mặt pháp lý, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như sau:

  • Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới chữ ký điện tử
  • Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.
  • Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.
  1. Thừa nhận giá trị của thông điệp dữ liệu

Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, được sử dụng và có giá trị như bản gốc, được dùng làm chứng cứ theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Thông điệp dữ liệu được tạo ra và phát sinh trong quá trình giao dịch hoặc được chuyển đổi từ văn bản giấy. Việc chuyển đổi thông điệp dữ liệu từ văn bản giấy phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Thông tin trong đó được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy.
  • Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu.
  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi.
  • Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan tổ chức có thẩm quyền phát hành thì phải có thêm chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  1. Bổ sung quy định về cách hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử.

Luật GDĐT 2023 đã bổ sung quy định chi tiết hơn một số hành vi bị nghiêm cấm trong GDĐT, cụ thể luật mới bổ sung những hành vi bị cấm như sau:

Thứ nhất, nghiêm cấm hành vi lợi dụng GDĐT xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân.

Thứ hai, nghiêm cấm hành vi gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản GDĐT, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

Thứ ba, nghiêm cấm các hành vi thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

Thứ tư, các hành hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

  1. Luật hoá dịch vụ đáng tin cậy trong giao dịch điện tử

Dịch vụ đáng tin cậy là một loại dịch vụ mới được ghi nhận tại Điều 28 của Luật GDĐT 2020. Theo đó, dịch vụ đáng tin cậy bao gồm: dịch vụ cấp dấu thời gian, dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, và dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ thông tin và Truyền thông cấp. Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là 10 năm.

Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại không cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện hoạt động cung cáp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy theo quy định tại Điều 29 của Luật GDĐT 2023.

Trên đây là 6 điểm mới nổi bật trong luật luật giao dịch điện tử năm 2023, hy vọng rằng bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích cho bản thân. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào tới nội dung này hay có bất kỳ vấn đề pháp lý nào khó khăn cần được tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0938.48.88.98 hoặc gửi thư về địa chỉ: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn giải quyết kịp thời.

Chúc Quý Khách hàng cùng với gia đình một ngày mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.

[bvlq_danh_muc]