1. Khái niệm về cổ đông được hiểu như thế nào?
Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về khái niệm cổ đông như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
“3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.”
Như vậy, có thể hiểu, cổ đông là người góp vốn vào công ty cổ phần, dưới hình thức mua lại số cổ phần đã phát hành hoặc quy đổi cổ phần theo Điều lệ của công ty hoặc luât doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần là 3 người, không có giới hạn về mức tối đa.
Trường hợp này của bạn, chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Bạn góp vốn để sáng lập công ty
Trường hợp bạn góp vốn để sáng lập công ty, bạn sẽ trở thành cổ đông sáng lập của doanh nghiệp và đương nhiên được sở hữu những cổ phần ưu đãi mà cổ đông sáng lập nhận được.
– Trường hợp 2: Công ty đã thành lập và chào bán cổ phần. Bây giờ bạn mới mua cổ phần để tham gia vào hoạt động của công ty.
Trường hợp công ty đã thành lập, và chào bán cổ phần phổ thông. Khi bạn mua số cổ phần này, bạn sẽ trở thành cổ đông phổ thông của doanh nghiệp. Cổ đông phổ thông được tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; được nhận cổ tức; được chuyển nhượng cổ phần cho người khác; được nhận một phần tài sản tương ứng với số cổ phần góp vào công ty khi công ty giải thể, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác.
Cổ đông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua và khi đó, cổ đông chỉ chịu những rủi ro công ty gặp phải trong kinh doanh đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Tuy vậy, mức độ thực hiện các quyền và nghĩa vụ nói trên của các cổ đông hoàn toàn phụ thuộc vào loại cổ phần và số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu. Căn cứ vào loại cổ phần do cổ đông sở hữu mà Luật doanh nghiệp phân biệt thành cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại, cổ đông ưu đãi biểu quyết.
2. Quy định về cổ phần
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tùy theo loại cổ phần họ sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau.
Có rất nhiều loại cổ phần, tùy theo tính chất của mỗi loại mà cổ phần được phân chia như sau:
– Dựa vào thời điểm chào bán: Có cổ phần đã bán và cổ phần chưa bán.
Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
– Dựa vào ưu đãi của cổ phần có thể phân chia thành cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại cổ phần như sau:
Điều 114. Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
3. Quy định chung về quyền của cổ đông
Cổ đông có một nghĩa vụ chính, đó là thực hiện việc chuyển vốn như đã hứa bằng tiền hay bằng hiện vật vào lúc thành lập công ty hoặc vào các đợt công ty tăng vốn. Đại hội đồng cổ đông không thể tăng thêm nghĩa vụ của cổ đông, và ttách nhiệm về tài chính của cổ đông cũng chỉ giđi hạn trong mức ngạch số của cổ phần.
Trái lại, quyền của cổ đông thì rất đa dạng và được gắn liền với tư cách thành viên công ty. cổ đông có quyền khởi kiện chống lại những rigười điều hành công ty hoặc là khởi kiện đòi tiêu hủy các quyết định không hợp lệ cổ đông có quyền tham dự vào lợi nhuận của công ty và có quyền đối vđi các khoản dự trữ của công ty. Tư cách thành viên của cổ đông không thể bị tước đoạt trái với ý muôn của họ, và họ có quyền ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng cổ phần. Ngoài ra, cổ đông có quyền tham gia sinh hoạt của công ty bằng cách biểu quyết trong các Đại hội đồng cổ đông sau khi được cung cấp các thông tin cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét các quyền của cổ đông dưới hai khía cạnh: các quyền lợi tiền tài và các quyền lợi phi tiền tài.
3.1. Quyền lợi tiền tài.
Khi đầu tư vào công ty tất nhiên cổ đông muốn được chia lợi nhuận của công ty. Như vậy cổ đông mong muốn nếu có thể hàng năm sẽ được chia cổ tức, và quyền của họ trên tích sản của công ty sẽ được cụ thể hoá nhân khi công ty tăng vốn hay giải thể công ty.
3.2 Cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận mà công ty phân chia cho các cổ đông. Ngạch số do Đại hội đồng cổ đông ấn định hàng năm.
Thường cổ tức được thanh toán bằng tiền; tuy nhiên, tùy trường hợp công ty có thể đề nghị các cổ đông lựa chọn giữa việc nhận cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu của công ty. Quyền được ttả cổ tức không có nghĩa là trong mọi trường hợp cổ đông đều có thể buộc công ty phải chia cho mình một phần lợi nhuận, mà chỉ có nghĩa là cổ đông không thể bị tước đoạt quyền ây một cách bất ‘hợp pháp. Thực vậy, Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định không phân chia lợi nhuận và dành số tiền này lại để gia tăng vốn hoạt động công ty.
Lợi nhuận đem phân chia bao gồm lãi của niên độ trừ lỗ năm trước và các số tiền được sung vào quỹ dự trữ. Lãi năm trước chưa chia cũng được cộng vào để phân chia. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông có thể phân chia các số tiền trích từ quỹ dự trữ, ttong trường hợp này quyết định của Đại hội đồng phải chỉ rõ những mục nào trong quỹ dự trữ sẽ được trích ra. Tuy nhiên, cổ tức phải được ưu tiên lấy ra từ lợi nhuận có thể phân chia của niên độ.
Sau khi phê chuẩn kết toán hàng năm và ghi nhận có những khoản tiền có thể đem phân chia, Đại hội đồng ấn định ngạch số cổ tức. Nhưng Đại hội không bắt buộc phải chia hết, và có thể dành lại một phần để dự trữ, nhưng đây thường là nguyên nhân tranh chấp giữa các cổ đông đa số và cổ đông thiểu số.
Cổ tức được ấn định cho mỗi cổ phiếu tỷ lệ theo mệnh giá của cổ phiếu, cổ phần ưu đãi cổ tức được ưu tiên nhận cổ tức trước các cổ đông’ khác hoặc được hưởng cổ tức cao hơn.
>> Xem thêm: Quy định mới về hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ?
Trong các công ty nhỏ, nhiều khi không có việc chia cổ tức: các cổ đông chính được nhận thù lao với tư cách người lãnh đạo công ty hoặc là người làm công nếu ngoài chức vụ lãnh đạo họ còn ký hợp đồng lao động với công ty.
Các điều khoản trong Điều lệ công ty quy định một khoản tiền lãi cổ định mà công ty sẽ trả cho cổ đông dù không có lãi, phải coi là không hợp pháp vì trái với nguyên tắc Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi.
Ngoài ra, cổ tức được chia trái với các nguyên tắc về phê chuẩn kết toán cuối năm và sự hiện hữu những khoản tiền có thể phân chia đều bị coi là cổ tức giả tạọ. cổ đông đã nhận cổ tức được chia trong trường hợp này thì phải hoàn trả công ty sô tiền đã nhận, nếu không hoàn trả thì cổ đông đó và thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đổi chịu trách nhiệm về khoản nợ này đối với công ty (Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020). Ngoài ra, các thành viên Hội đồng quản trị còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng tài sản trái pháp luật (Điều 177 Bộ luật Hình sự).
Thể thức trả cổ tức do Đại hội đồng hoặc Hội đồng quản trị quyết định. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức, thời hạn và hình thức trả cổ tức. Thông báo về việc trả cổ tức phải được gửi cho các cổ đông chậm nhất là 30 ngày trước khi thực hiện ttả cổ tức. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm Hội đồng quản trị kết thúc việc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người được nhận cổ tức (Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020).
Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định cho phép cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Quyết định này phải được thông báo cho tất cả các cổ đông. Giải pháp này giúp công ty giữ lại khoản tiền lãi mà đáng lẽ phải chia cho cổ đông, ngoài ra công ty còn có thể thu thêm tiền do cổ đông có thể phải bù thêm tiền chênh lệch giữa cổ tức và mệnh giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, nhận cổ tức dưới hình thức cổ phần chỉ có tính cách nhiệm ý. cổ đông có quyền lựa chọn hoặc nhận cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu; quyền lựa chọn này phải được thông báo cho Hội đồng quản trị ttong thời hạn do Đại hội đồng quy định. Hết thời hạn này Hội đồng quản trị phải ghi nhận con số cổ phần được phát hành thêm và sửa đổi lại điều lệ (vốn điều lệ, tổng số cổ phần) mà không cần phải triệu tập lại Đại hội đồng.
3.3. Quyền được hưởng một phần tích sản của công ty.
Trong thời gian công ty hoạt động, nếu công ty tăng vốn bằng tiền, các cổ đông có quyền ưu tiên đăng ký mua các cổ phần mới. Quyền ưu tiên này nhằm đền bù các thiệt hại mà cổ đông phải gánh chịu khi công ty tăng vốn, vì nhiều lẽ: quyền của cổ đông ttên các quỹ dự trữ sẽ bị phân tán hơn, lãi cua công ty sẽ được phân chia cho nhiều người hơn.
Ngoài ra cổ phiếu mới sẽ được phát hành trên mệnh giá, tức là cộng thêm một khoản phí phát hành nếu công ty có các quỹ dự trữ. Khoản này cho phép bù đắp lại lợi ích mà cổ đông mới được hưởng trên các quỹ dự trữ đã được thành lập.
Trường hợp công ty bị giải thể, sau khi đã hoàn tất việc thanh lý, nếu còn lại tiền thì mỗi cổ đông sẽ nhận được một phần bằng vơi mệnh giá cổ phiếu mà họ nắm giữ. Nếu như còn dư thì phần này sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong công ty, trừ khi Điều lệ công ty quy định khác.
3.4. Quyền lợi phi tiền tài của cổ đông.
Cổ đông có quyền là thành viên của công ty, có quyền biểu quyết và có quyền chuyển nhượng cổ phần.
3.5. Quyền là thành viên của công ty.
Cổ đông có một quyền căn bản là duy trì tư cách thành viên công ty. cổ đông không thể bị trục xuất khỏi công ty bởi những người điều hành công ty hay bởi Đại hội đồng.
Luật Doanh nghiệp không dự liệu trường hợp nào cổ đông có thể bị ttục xuất khỏi công ty, tuy nhiên căn cứ Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 về nghĩa vụ của cổ đông chúng ta có thể suy ra một vài trường hợp cổ đông có thể mất tư cách ấy:
– Khi cổ đông không thanh toán đủ số tiền mua cổ phần như đã cam kết.
– Khi cổ đông không xuất trình cổ phần tiếp theo quyết định đổi hay gom cổ phần của Đại hội đồng hay Hội đồng quản trị.
– Khi công ty giảm vốn bằng cách giảm số cổ phần, cổ đông nào không có đủ số cổ phần cũ tối thiểu để đổi lấy một cổ phần mới sẽ bị trục xuất khỏi công ty nếu không chịu đóng gỏp thêm.
3.6. Quyền biểu quyết.
Quyền biểu quyết là quyền cá nhân quan trọng nhất của cổ đống, quyền này cho phép cổ dông tham gia vào các quyết định của công ty.
Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 mỗi cổ phần phổ thông có ít nhất một phiếu biểu quyết. Mọi Điều khoản trong Điều lệ trái với nguyên tắc này đều không có giá trị. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi cổ phần ngoại trữ các cổ phần ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hờn cổ phần phổ thông. Như đã nói trên đây, số cổ phần ưu đãi, người được nắm giữ loại cổ phần này, và số phiếu biểu quyết của mỗi cổ phần loại này được quy định trong Điều lệ. Theo quy định cùa Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Đặc quyền này giúp cho Chính phủ và các cổ đông sáng lập nắm giữ được quyền kiểm soát công ty. Đối với các cổ đông sáng lập quyền ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; sau thời hạn này cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đổng sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Trái lại, các cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Các cổ phần loại này cho phép công ty tăng vốn mà không làm đảo lộn thế đa số trong công ty.
3.7. Quyền chuyển nhượng cổ phần
Công ty cổ phần là một công ty hợp vốn, trong đó cá nhân thành viên không quan trọng, cổ phần ữên nguyên tắc được tự do chuyển nhượng, cổ đồng không thể bị trục xuất khỏi công ty, nhưng có quyền bỏ công ty bất cứ lúc nào họ tìm được người mua lại cổ phần của họ. Thủ tục chuyển nhượng rất đơn giản: nếu là cổ phần ký danh thì chỉ cần ghi tên cổ đông mới trong sổ đăng ký cổ đông thay thê’ cổ đông cũ, nếu là cổ phần không ký danh thì chĩ cần ttao tay. Tuy nhiên, có vài ngoại lệ: có những cổ phần không thể chuyển nhượng được; và có những cổ phần chỉ có thể chuyển nhượng một cách hạn chế.
Theo Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Lý do là vì loại cổ phần đặc biệt này chỉ dành cho cổ đông là tổ chức của Chính phủ và cổ đông sáng lập để giúp họ nắm giữ quyền kiểm soát công ty, do đó cổ phần này không thể lọt vào tay người khác. Đốỉ với một số cổ phần khác thì việc chuyển nhướng không bị cấm đoán mà chỉ bị hạn chế. Đó là trường hợp các cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, trong thời hạn này cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác mà thôi. Hạn chế này không còn hiệu lực sau thời hạn ba năm. Ngoài ra, việc hạn chế này chỉ áp dụng đối với số cổ phần tối thiểu mà các cổ đông sáng lập phải nắm giữ trong ba năm đầu của công ty là 20% trên tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; số cổ phần ngoài mức tối thiểu này được tự do chuyển nhượng như đối với các cổ đông khác.
Sự lệ thuộc việc chuyển nhượng vào sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông là một xâm phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần; cổ đông muôn ra khỏi công ty và đã tìm được người mua lại cổ phần của mình, có thể bị trói buộc vào công ty trái với ý muốn của họ. Mặt khác, chỉ cho phép chuyển nhượng giữa các cổ đông với nhau, tức là đề cao yếu tố cá nhân của cổ đông trong Công ty cổ phần.
Tuy nhiên, sự hạn chế nói trên cũng có mặt tích cực: nó giúp duy trì sự gắn bó đoàn kết giữa các cổ động sáng lập với nhau ít nhất cũng trong giai đoạn đầu mđi thành lập công ty.
Nhưng về pháp lý vấn đề có thể đặt ra là khi cổ đông qua đời thì cổ phần của họ có được chuyển cho các thừa kế không? Nếu thừa kế khồng phải là cổ đông thì có cần phải được Đại hội cổ đông chấp thuận không? Hoặc trong trường hợp ly hôn dẫn đến phân chia tài sản giữa hai người hôn phối, nếu cổ phần được chia cho người hôn phối không phải là cổ đông thì có cần phải được Đại hội cổ đông chấp thuận không? Thiết tưởng sự hạn chế của Luật Doanh nghiệp không thể được áp dụng trong hai trường hợp trên bởi lẽ việc hưởng tài sản do thừa kế và việc phân chia tài sản do ly hôn là những nguyên tắc do luật quy định, không lệ thuộc vào sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
4. Nghĩa vụ của cổ đông:
Nếu cổ đông có các quyền như nói trên, thì họ cũng có một số nghĩa vụ do luật quy định. Theo Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phổ thông có các nghĩa vụ sau:
– Thanh toán đúng hạn số cổ phần đã đăng ký mua;
– Không được rút vốn ra khỏi công ty ngoài ttường hợp chuyển nhượng cổ phần cho công ty hay cho người khác;
– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty;
– Chấp hành quy định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản tộ.
* lưu ý
Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ đổng phổ thông có nghĩa vụ “thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp”.
Ở đây có sự nhầm lẫn. Sự thật chỉ riêng các cổ đông sáng lập phải thanh toán đủ số cổ phần phổ thông đã đăng ký mua trong thời hạn trên (Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với các cổ đông khác trên nguyên tắc phải thanh toán đủ một lần khi đăng ký mua nhưng không nhất thiết phải trong thời hạn đăng ký nói trên.
Điều 120 lại tiếp: cổ đông phổ thông “không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hĩnh thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vỉ giá trị cổ phần đã bị rút”.
Khó có thể hình dùng là cổ đông có thề rút vốn ngoài biện pháp chuyển nhượng cổ phần; như thế quy định này là không cần thiết.
Điều 120 khoản 3 lại quy định thêm: “Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hĩnh thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chỉnh có thể xảy ra đối với công ty”.
Người ta khó có thể hình dung làm thế nào một cổ đông phổ thông lại có thể nhân danh công ty thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn của công ty nếu họ không phải là người có thẩm quyền trong cơ cấu quản lý công ty?
5. Công ty cổ phần có bắt buộc phải lập sổ đăng ký cổ đông?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.
Các nội dung chủ yếu của sổ đăng ký cổ đông bao gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;