Trình tự, thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện thế nào?

  1. Quy định về khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Trường hợp đã chấm dứt hôn nhân nhưng con sinh được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm ly hôn thì cũng được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và là con chung.

Dựa vào quy định trên, dù trên thực tế đứa trẻ là con riêng thì khi đăng ký khai sinh cũng được xác định là con chung của hai vợ chồng. Do đó, thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân không khác gì thủ tục khai sinh thông thường.

Họ, chữ đệm, tên của người chồng sẽ được ghi vào giấy khai sinh ở mục họ, chữ đệm, tên người cha. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ giữa cha và con, ví dụ như nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, cấp dưỡng hay các quyền về thừa kế…

Nếu không có thỏa thuận trong tờ khai đăng ký khai sinh thì họ của đứa trẻ thường sẽ theo họ người chồng. Hai vợ chồng có thể ghi thỏa thuận trong tờ khai để đứa trẻ mang họ mẹ.

  1. Làm thế nào để khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân không có tên cha?

Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã chỉ rõ con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, tuy nhiên vẫn có cách để khai sinh cho con riêng của vợ mà không có tên cha.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 88, khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người chồng có thể yêu cầu Tòa án xác định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con mình.

Thủ tục từ chối nhận con thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn yêu cầu không công nhận con.

– Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu trên: Xét nghiệm ADN, chứng cứ khác…

Khoản b Điều 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn về chứng cứ chứng minh không phải cha con như sau:

“b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.”

– Giấy tờ tuỳ thân còn giá trị sử dụng: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng, bản án (quyết định) ly hôn nếu có…

Cơ quan giải quyết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người gửi yêu cầu thường trú hoặc tạm trú.

 

[bvlq_danh_muc]