Phí thuê luật sư và nguyên tắc tính phí dịch vụ pháp lý

NGUYÊN TẮC TÍNH PHÍ DỊCH VỤ PHÁP LÝ

(Phí dịch vụ pháp lý bao gồm thù lao luật sư và các chi phí)

  1. THÙ LAO LUẬT SƯ

Thù lao của luật sư là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho công sức lao động trí tuệ của luật sư đã bỏ ra để thực hiện một công việc cho khách hàng. Thù lao luật sư được áp dụng trên cơ sở thoả thuận giữa Luật sư (Văn phòng luật sư) với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Văn phòng Luật sư với Khách hàng.

  1. Căn cứ tính thù lao Luật sư

Thù lao Luật sư nói chung và thù lao của Luật sư nói riêng được tính trên các căn cứ sau đây:

– Mức độ, tính chất phức tạp của công việc;

– Thời gian của luật sư (hoặc một số luật sư) bỏ ra để thực hiện công việc;

– Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư;

– Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc;

– Chi phí đi lại, ăn ở của Luật sư và trợ lý.

Dựa vào nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng, đặc thù của từng vụ việc, Luật sư sẽ thỏa thuận với khách hàng áp dụng một trong các cách tính thù lao sau đây:

– Thù lao tính theo giờ làm việc.

– Thù lao trọn gói theo vụ việc.

  1. Phương thức tính thù lao Luật sư

Khách hàng có thể tùy chọn một trong các phương thức tính thù lao sau:

  1. Mức thù lao cố định;
  2. Mức thù lao cố định và hứa thưởng;

3 CÁC CHI PHÍ

Các chi phí bao gồm: Chi phí Văn phòng của Văn phòng Luật sư; Chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư khi thực hiện công việc; Chi phí liên hệ công tác; Chi phí Nhà nước; Thuế…Các chi phí án phí, lệ phí, công chứng, sao y…khách hàng có nghĩa vụ tự thanh toán.

  1. Chi phí Văn phòng:Đây là khoản tiền mà khách hàng phải trả để đảm bảo thực hiện các hoạt động Văn phòng liên quan đến công việc của khách hàng (giấy tờ, sổ sách, điện thoại, tín hiệu internet và các chi phí khác…). Khoản chi phí này thường không lớn và thông thường được tính gộp vào cùng với chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác.
  2. Chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác:Đây là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho luật sư hoặc chuyên viên tư vấn, bao gồm các chi phí như vé xe ô tô, vé tàu hoả, vé máy bay, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ… ( Phí cho các phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc). Khách hàng có thể tuỳ chọn thanh toán chi phí đi lại bằng một trong hai cách:
  3. Khách hàng và luật sư cùng ước lượng chi phí và thống nhất thanh toán một lần (thông thường khách hàng chọn phương án này).
  4. Trước khi đi công tác, luật sư thông báo và khách hàng tạm ứng chi phí với luật sư. Hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.

Thông thường, nếu khách hàng thanh toán chi phí đi lại, lưu trú một lần thì khoản tiền này sẽ bao gồm cả chi phí Văn phòng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thu khoản phí này mà có thể có một số dịch vụ hoặc công việc chúng tôi tính trọn gói vào thù lao hoặc có những dịch vụ chúng tôi không tính chi phí này, đặc biệt trong các trường hợp khách hàng thỏa thuận thù lao theo tỷ lệ thì khoản chi phí này sẽ được tính riêng.

  1. Chi phí Nhà nước: Đây là khoản chi phí Văn Phòng Luật Sư thay mặt khách hàng nộp vào Nhà nước, nó có thể bao gồm các lệ phí cấp phép, các khoản tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, lệ phí …và nói chung các khoản tiền mà cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan tư pháp sẽ thu (có hoá đơn chứng từ). Thông thường, khoản chi phí này khách hàng tự nộp hoặc nhờ Văn Phòng Luật Sư nộp thay. Tuy nhiên, cũng có thể có những ngoại lệ như trong các thoả thuận thù lao theo tỷ lệ hoặc trong các dịch vụ trọn gói khác thì Văn phòng sẽ thu khoản phí này và tự quyết toán với Nhà nước. Tuy nhiên để khách quan thì khách hàng nên tự thanh toán.
  2. Thuế:Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này theo quy định bằng giá trị hợp đồng. Ngoài ra, mỗi một dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng làm tăng số thuế thu nhập mà Văn phòng phải nộp theo quy định pháp luật…Trong mọi trường hợp Văn phòng luôn xuất hóa đơn để kê khai thuế

III. THANH TOÁN THÙ LAO VÀ CÁC CHI PHÍ LUẬT SƯ

  1. Mức thù lao và chi phí của Luật sư

Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật với khách hàng (Hợp đồng có đóng dấu của Văn phòng và chữ ký của luật sư Trưởng Văn phòng). Ngoài khoản thù lao, chi phí thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết, khách hàng không phải thanh toán cho Luật sư bất cứ khoản thù lao, chi phí nào khác.

  1. Thời hạn thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:

Việc thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí liên quan đến dịch vụ pháp lý được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng trong từng vụ việc cụ thể : Khách hàng thanh toán thù lao Luật sư khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư hoặc theo thỏa thuận. Văn phòng không chấp nhận hình thức thực hiện công việc xong mới nhận thù lao.

  1. BIỂU PHÍ, THÙ LAO LUẬT SƯ:

Biểu phí Luật sư thể hiện vai trò trách nhiệm của Luật sư trong từng vụ việc/từng mối quan hệ xã hội, tính minh bạch của dịch vụ Luật sư, chất lượng Luật sư và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng Luật sư tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

STT DỊCH VỤ PHÁP LÝ LUẬT SƯ MỨC PHÍ THUÊ LUẬT SƯ
(Đơn vị: VNĐ)
GHI CHÚ
1 Tư vấn pháp luật trực tiếp tại Văn phòng 500.000 – 1.000.000/1 lượt Biểu phí tối thiểu, thời gian tư vấn không quá 01 giờ
2 Soạn thảo Đơn thư kiến nghị, Đơn yêu cầu, Đơn đề nghị,… 3.000.000 -5.000.000/1đơn Hỗ trợ gửi văn bản tới bên thứ ba
3 Soạn thảo Di chúc; Văn bản thỏa thuận về tài sản; Văn bản phân chia tài sản 5.000.000 –  10.000.000/1 bản Đã bao gồm phí tư vấn, không bao gồm lệ phí công chứng – chứng thực
4 Soạn thảo Đơn khởi kiện; Đơn kháng cáo; Đơn khiếu nại; Đơn tố cáo, tố giác… 3.000.000 –  5.000.000/1đơn Áp dụng cho thủ tục khiếu nại, tố cáo, các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động…
5 Soạn thảo hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự … 5.000.000-30.000.000/1 hợp đồng Không bao gồm phí dịch thuật, công chứng, chứng thực (nếu có)
6 Giải quyết tình huống pháp lý bằng tư vấn trực tiếp theo hết vụ việc và soạn thảo văn bản 10.000.000 – 30.000.000/1vụ việc Áp dụng cho những tình huống pháp lý phức tạp, quan trọng cần có lời tư vấn chính thức của luật sư
7 Thù lao Luật sư tham gia tố tụng/Đại diện tại Tòa án/Trọng tài thương mại Mức thù lao tối thiểu là 30.000.000/1cấp xét xử/giai đoạn giải quyết vụ việc Vụ án: Hình sự, Dân Sự, Ly Hôn, Đất đai, Lao Động, Hành chính, Kinh doanh thương mại…
8 Thành lập Công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 3.000.000 – 8.000.000 Mức tối thiểu và tối đa, áp dụng cho khu vực Hà Nội
9 Thành lập Chi nhánh, VPĐD (gồm cả Công ty Việt Nam và Công ty nước ngoài) 3.000.000 – 20.000.000 Áp dụng cho khu vực Hà Nội và quy trình thông thường (không thẩm tra)
10 Tư vấn pháp luật tại nhà hoặc Luật sư đi đàm phán, thương lượng theo yêu cầu của khách hàng 5.000.000 – 30.000.000 Tư vấn trực tiếp của luật sư, đàm phán hợp đồng
11 Luật sư đi Xác minh, thu thập chứng cứ. Thu thập trích lục bản đồ, thông tin thửa đất… 10.000.000 – 20.000.000 Áp dụng cho khu vực nội thành Hà Nội, chưa bao gồm phí đi lại, lưu trú ngoại thành Hà Nội hoặc ngoại tỉnh
12 Môi giới thương mại/Đại diện cho thương nhân 30.000.000 Không bao gồm chi phí đi lại, ăn nghỉ ngoài khu vực Hà Nội, thời gian sử dụng Luật sư không qúa 48h
13 Hoạt động tư vấn pháp luật thường xuyên cho DN 10.000.000-20.000.000/tháng Thời gian sử dụng Luật sư từ 16h/tháng đến 32h/tháng hoặc tùy khối lượng công việc
14 Dịch vụ Luật sư riêng 10.000.000 -20.000.000/tháng Thời gian sử dụng Luật sư từ 16h/tháng đến 32h/tháng
15 Cấp GCN QSD đất lần đầu; Thủ tục mua bán, chuyển nhượng Bất động sản; Cấp phép xây dựng… 10.000.000-50.000.000/1 lần Áp dụng với khách hàng khu vực Hà Nội
16 Các dịch vụ pháp lý khác Thỏa thuận Tại thời điểm tiếp nhận vụ việc

 

[bvlq_danh_muc]